expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Kỹ năng trình bày vấn đề, đặt câu hỏi, thuyết trình - hùng biện


Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói trong dạy học đóng vai trò chủ đạo để truyền tải thông tin, điều khiển hoạt động dạy học. Trong đó bao gồm các kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng hùng biện,.. Sau đẫy sẽ xem xét từng kỹ năng thành phần đó.

1. KĨ NĂNG GIAO TIẾP

Giao tiếp: là khả năng tạo dựng mối quan hệ và khả năng ứng xử của con người trong mối quan hệ với người khác đạt được kết quả cao nhất theo mục tiêu đã xác định.

Phân loại giao tiếp

- Xét theo hoạt động giao tiếp trong xã hội

+ Giao tiếp truyền thống: được thực hiện trên cơ sở các mối quan hệ giữa người và người đã được hình thành trong quá trình phát triển xã hội

+ Giao tiếp chức năng: xuất phát từ sự chuyên môn hóa trong xã hội, ngôn ngữ và hình thức giao tiếp chịu ảnh hưởng của những quy định hành văn hay không hành văn để trở thành quy ước, chuẩn mực và thông lệ chung trong xã hội

+ Giao tiếp tự do: mang nhiều đường nét cá nhân của người giao tiếp, được cảm thụ chủ quan 

như một giá trị tự tại, mục đích tự thân

- Xét về hình thức tính chất giao tiếp

+ Theo khoảng cách tiếp xúc: gồm giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
+ Theo số người tham dự: giao tiếp song phương, giao tiếp nhóm, giao tiếp xã hội
+ Theo tính chất giao tiếp: giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
- Theo đặc điểm của nghề nghiệp: có bao nhiêu hoạt động có bấy nhiêu dạng giao tiếp (giao tiếp sư phạm, giao tiếp kinh doanh, giao tiếp ngoại giao…)
Giao tiếp hiệu quả:
- Trong giao tiếp nên kết hợp cả phương tiện phi ngôn ngữ như: ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ để tăng thêm hiệu quả giao tiếp. Cần lưu ý:
+ Tầm quan trọng của ấn tượng đầu tiên
+ Dùng ánh mắt để “đọc” các gương mặt
+ Thể hiện nét mặt sinh động để hỗ trợ quá trình giao tiếp
+ Đi lại khi nói kết hợp với các cử chỉ, điệu bộ
+ Hướng về phía người đối diện trong khi họ đang phát biểu, nhìn vào mặt họ, gật đầu để thể hiện sự quan tâm đối với điều người khác nói
+ Tỏ ra nhiệt tình, phấn khích để làm lây lan tâm lí, tác động trực tiếp đến người đối diện
+ Tránh những điệu bộ ngó ngoáy không yên, làm những động tác thừa…
- Trong giao tiếp cần lắng nghe một cách tích cực để tăng hiệu quả của giao tiếp
- Để giao tiếp hiệu quả cần biết thuyết phục người khác một cách tích cực, mang tính xây dựng
- Đôi khi phải giao tiếp với người muốn mình làm theo ý của họ

2. KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH Hai yếu tố chính đảm bảo thuyết trình thành công đó là nội dung thuyết trình và kĩ năng truyền tải thông tin.2.1. Nội dung thuyết trình: nội dung thuyết trình phù hợp với đối tượng người nghe với thời gian cho phép và đáp ứng mục tiêu dạy học. Cấu trúc bài thuyết trình logic, ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động.
+ Phần mở đầu, kết luận lôi cuốn, thu hút.
+ Phần nội dung chính diễn đạt rõ ý, mỗi ý cần có tiểu kết. Tăng cường câu hỏi kèm theo nội dung.
- Người học biết mình sẽ được nghe nội dung gì? Có hiểu biết ban đầu về nội dung đó càng tốt.
2.2. Kĩ năng truyền tải: Sử dụng ngôn ngữ nói có sự thống nhất giữa nội dung thuyết trình với ngôn ngữ, thái độ, biểu cảm, âm lượng vừa đủ, tốc độ vừa phải, ngữ điệu thay đổi theo các điểm trọng tâm. Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể: trang phục phù hợp ngữ cảnh, nét mặt thay đổi theo nội dung bài nói để diễn tả hết ý cần diễn đạt, điệu bộ, cử chỉ, tư thế thể hiện sự quan tâm, nhất trí, hứng thú.



3. KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎITùy theo mục đích mà việc đặt câu hỏi sẽ thể hiện tính chất như: thúc đẩy khả năng tư duy của người học; thách thức các ý tưởng hiện tại; thăm dò kiến thức người học, khẳng định vấn đề đã được người học hiểu rõ; thu hút người học, tạo ra không khí học tập sống động mà việc đặt câu hỏi cho phù hợp với yêu cầu, vừa sức với đối tượng người học.Các dạng câu hỏi, có hai dạng câu hỏi cơ bản là: câu hỏi đóng có nội dung câu trả lời rõ ràng (ví dụ: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành trực thuộc trung ương? Các tính chất của tam giác cân?... Câu hỏi mở là dạng câu hỏi có ý trả lời thể hiện cảm tính, khả năng hiểu và lập luận của người học (ví dụ: Tại sao người Việt nam thông minh, cần cù mà đất nước Việt Nam vẫn nghèo và lạc hậu? Trình bày quan điểm của bạn về mục đích học tập?...) 
4. KỸ NĂNG HÙNG BIỆNTheo Wikipedia thuật hùng biện (tiếng Latin eloquentia) là nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng sao cho trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục, thể hiện sức mạnh biểu cảm được bộc lộ qua vẻ đẹp của ngôn ngữ, nhờ đó mà thu hút và thuyết phục người nghe.Các kỹ năng cần có cho hùng biện:4.1. Chuẩn bị chu đáo: tìm hiểu về đối tượng sẽ tham dự, ăn mặc ấn tượng và phù hợp, cũng như chuẩn bị về tâm lý và tác phong giao tiếp. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng một nền tảng kiến thức sâu rộng mới tạo nên sức mạnh của người hùng biện.4.2. Hãy biết tạo cầu nối giữa người hùng biện với khán giả, hãy giao lưu với khán giả qua ánh mắt và cử chỉ thân thiện, cũng như những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, pha chút hài hước nhẹ nhàng.4.3. Trình bày ngắn gọn và thuyết phục: đôi khi bạn chỉ có 5 phút cho phần trình bày, nhưng bạn hãy tự tin là sẽ truyền đạt được thông tin cần thiết, do đó không nên xin lỗi khán giả trước hay đề cập đến việc bạn không có nhiều thời gian. Hãy vào đề ngay và chia nhỏ nội dung để bài thuyết trình được mạch lạc.4.4. Đi thẳng vào những nội dung quan trọng: đừng nói lan man làm thính giả không hiểu bạn muốn nhấn mạnh vấn đề gì, nội dung chủ yếu mà bạn muốn nói đến là gì. Bạn hãy tập trung ngay vào những nội dung quan trọng mà bạn biết chắc chắn sẽ giúp bạn giành được sự chú ý và thuyết phục khán giả. Cũng không nên níu kéo mọi người để “cho phép tôi bổ sung...”.4.5. Điều chỉnh giọng nói: Kể cả khi bạn có ít thời gian, bạn cũng không nhất thiết phải nói thật nhanh, bởi như thế sẽ khiến khán giả khó bắt kịp nội dung, chưa kể người nói nhanh hay vô tình tạo cho người nghe cảm giác về sự thiếu trung thực. Có thể bạn sẽ thuyết phục và lôi cuốn khán giả hơn, khi bạn nói ở tốc độ vừa phải, có giọng điệu tự tin, phát âm chuẩn và rõ ràng, nhấn mạnh từng từ và xen kẽ một vài khoảng lặng khi bạn muốn mọi người tập trung hơn.4.6. Minh họa: Nếu có một số vấn đề khó diễn đạt hoặc bạn cảm thấy cần làm rõ thêm, bạn hãy minh họa bằng các ví dụ hay câu chuyện ngắn gọn, súc tích, hoặc trích dẫn những tình tiết tiêu biểu nào đó, giúp khán giả hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về điều bạn muốn nói. Bên cạnh đó, những câu chuyện dí dóm sẽ giúp bạn làm dịu không khí long trọng hay căng thẳng. Tuy nhiên, “Trào phúng như muối – hãy dùng cẩn thận”. Nếu quá lạm dụng những câu chuyện như thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian và còn bị thính giả đánh giá là người thiếu nghiêm túc. 4.7. Kỹ năng dàn dựng và sử dụng PowerPoint: bằng cách sử dụng PowerPoint, bạn có thể tạo nên một bộ khung hoàn chỉnh và minh họa bản hùng biện của mình.4.8. Luyện tập trước: Bạn nên luyện tập trước một tấm gương lớn hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp nghe và góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn có phong cách tự tin và cuốn hút hơn, cũng như nắm vững những nội dung cần hùng biện, đặc biệt là điều khiển tốc độ nói để ước lượng thời gian.Nên nhớ là tâm lý bình tĩnh và tự tin sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân để thực hiện thành công. 

Bài hùng biện cuộc thi chống biến đổi khí hậu

Đạt giải phần hùng biện hay nhất

Chủ đề: Rừng có vai trò như thế nào dối với biến đổi khí hậu?



Kính thưa: BGK

Kính thưa: Các quí vị và các bạn.

Nhân loại đang tiến những bước dài trên những thành tựu của khoa học kĩ thuật song cũng để lại không ít những hậu quả nghiêm trọng và một trong số đó chính là biến đổi khí hậu - một thách thức toàn cầu lâu dài và to lớn. Điều đó đặt ra những vấn đề nan giải về công lí và quyền con người cả trong từng thế hệ và từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là một mối đe dọa chứ không phải là một thực tế cuộc sống tiền định. Và một trong những vấn đề có tác động trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu mà tôi muốn chia sẻ với quí vị và các bạn hôm nay chính là vai trò của rừng.

Rừng giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió chắn cát ven biển, có loại rừng ngăn nước  trên núi, rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Thế nhưng có một thực tế đang đe dọa nhân loại đó là rừng đang bị tàn phá một cách nặng nề. Ở Việt Nam, một đất nước có ¾  diện tích là đồi núi thế nhưng tính đến thời điểm hiện tại rừng phủ xanh chỉ còn chiếm 24,6% diên tích cả nước. Đây thực sự là  mộtvấn đề nghiêm trọng, sự tàn phá của rừng kéo theo hàng loạt những hệ quả như thiên tai, lũ lụt, hạn hán… Và chính những điều đó đã tác động trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu.
Thưa quí vị, thưa các bạn!
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt phá cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng. Khai thác lâm sản phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió cát, nước  … lấy đâu ra rừng vàng biển bạc cho con cháu mai sau?
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá này? Một trong những yếu tố quyết định chính là những chính sách hợp lí và hiệu quả của Nhà nước đối với công tác môi trường nói chung và bảo vệ rừng nói riêng. Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiên vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc…đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tồn và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó cần phải nâng cao ý thức của người dân về việc trồng và bảo vệ rừng.
Tôi nhớ đến lời của một bài hát “Dù lên rừng hay xuống biển. Vượt bão giông vượt gian khổ. Tuổi trẻ kề vai vững vàng chân bước bạn ơi”. Chúng ta những thanh niên của thời đại mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
(Nguyễn Thị Huế - Văn K43A)

Tham khảo bởi; https://ppdh.wikispaces.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét