expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NCKH

Hệ thống quan điểm phương pháp luận nghiên cứu trong giáo dục
 Phương pháp luận là gì? Hệ thống các quan điểm chỉ đạo công tác NCKH. Nó mang màu sắc triết học. Nó chỉ đạo các phương pháp cụ thể, bao gồm các quan điểm như:
1. Quan điểm duy vật biện chứng
- Hai nguyên lý (Mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển)
- Ba quy luật (Đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập, Phủ định của phủ định, Lượng đổi chất đổi)
- Sáu cặp phạm trù (Bản chất – Hiện tượng , Cái chung – Cái riêng, Tất nhiên – Ngẫu nhiên, Nội dung – Hình thức, Khả năng – Hiện thực, Nguyên nhân – Kết quả).
Mối liên hệ phổ biến là khái niệm để chỉ sự tác động, ràng buộc, qui định, chuyển hóa của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Sự liên hệ biểu hiện ở 3 khía cạnh: giữa các mặt trong cùng một sự vật hiện tượng, giữa các sự vật khác với nhau, giữa các sự vật với môi trường
Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng để nghiên cứu mối liên hệ phổ biến, quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành tố của hệ thống dạy học.
2. Quan điểm thực tiễn
Tính ứng dụng của vấn đề nghiên cứu. Nhận thức của con người diễn ra trên cơ sở thực tiễn và không ngừng vận động, phát triển. Sự vận động và phát triển của nhận thức diễn ra một cách biện chứng.
Sự phát triển của khoa học và thực tiễn xã hội – lịch sử loài người gần 2 thế kỷ qua đã minh chứng cho bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác. Bản chất này của triết học Mác được thể hiện một cách sâu sắc trước hết, ở thế giới quan và phương pháp luận của nó, ở các nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tính ổn định và tính mở, tính phát triển của nó.
Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục đòi hỏi nghiên cứu khoa học giáo dục bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Thực tiễn giáo dục là hiện thực khách quan, với những sự kiện và diễn biến phức tạp. Nghiên cứu giáo dục là nghiên cứu, khám phá các hiện tượng giáo dục, tìm ra bản chất, quy luật phát triển của chúng, để cải tạo chúng, phục vụ cho mục đích giáo dục con người.
Thực tiễn giáo dục là nguồn gốc của các đề tài nghiên cứu và cũng là động lực thúc đẩy quá trình triển khai nghiên cứu và là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu giáo dục.
Như vậy, mọi vấn đề nghiên cứu trong khoa học giáo dục phải xuất phát từ thực tiễn giáo dục và phải phục vụ hoạt động giáo dục.
Để thực hiện quan điểm thực tiễn, khi nghiên cứu khoa học giáo dục cần lưu ý những điểm sau:
- Phát hiện những mâu thuẫn, những khó khăn, những cản trở trong thực tiễn giáo dục và lựa chọn trong số đó những vấn đề nổi cộm, cấp thiết làm đề tài nghiên cứu.
- Phân tích sâu sắc những vấn đề của thực tiễn giáo dục, tìm cho được bản chất của chúng.
- Luôn bám sát thực tiễn giáo dục làm cho lý luận và thực tiễn giáo dục luôn gắn bó với nhau, song hành với nhau.
3. Quan điểm hệ thống - cấu trúc trong NCKH giáo dục
Xem xét sự vật trong chỉnh thể. Quan điểm này yêu cầu phải xem xét đối tượng một các toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vậ động và phát triển, với việc phân tích những điều kiện nhất định để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng.
Để hiểu rõ quan điểm hệ thống – cấu trúc, ta cần phân biệt một số khái niệm sau:
- Hệ thống: là một tập hợp các yếu tố nhất định có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định. Như vậy, các yếu tố này có vị trí độp lập, có chức năng riêng, có quy luật vận động riêng, nhưng chúng lại có quan hệ biện chứng với nhau, vận động theo quy luật của toàn hệ thống.
- Tính hệ thống: là một thuộc tính quan trong của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của đối tượng và nó là một thông số quan trọng để đánh giá đối tượng. Một công trình NCKH phải tìm và phát hiện cho được tính hệ thống của đối tượng và trình bày nó một cách rõ ràng, khúc triết.
- Phương pháp hệ thống: là con đường nghiên cứu một đối tượng phức tạp. Trên cơ sở phân tích đối tượng thành các bộ phận, các thành phần để nghiên cứu chúng một cách sâu sắc, tìm ra tính hệ thống của đối tượng.
- Quan điểm hệ thống: là luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu đối tượng phức tạp, là cách tiếp cận đối tượng bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc của đối tượng, phát hiện ra tính hệ thống của đối tượng. Quan điểm hệ thống yêu cầu nghiên cứu đối tượng theo quy luật của cái toàn thể có tính hệ thống với các thành phần có mối quan hệ biện chứng hữu cơ.
Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống – cấu trúc, cần:
- Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân tích đối tượng thành nhiều bộ phận.
- Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển của hiện tượng giáo dục.
     -      Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mối tương tác với các hiện tưjng xã hội khác, với toàn bộ nền văn hoá xã hội, tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục.
    -      Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao.
    Như vậy NCKH giáo dục theo quan điểm hệ thống – cấu trúc cho phép nhìn nhận một cách sâu sắc, toàn diện, khách quan về hiện tượng giáo dục, thấy được mối quan hệ của hệ thống với các đối tượng khác trong hệ thống lớn, từ đó xác định được con đường tổng hợp, tối ưu để nâng cao chất lượng giáo dục.
4. Quan điểm lịch sử - logíc
Xem xét sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể. Quan điểm lịch sử - lôgíc trong nghiên cứu khoa học giáo dục là quan điểm hướng dẫn tiến trình tìm tòi sáng tạo khoa học. Thực hiện quan điểm này cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diễn biến và kết thúc của các đối tượng khách quan, mặt khác giúp ta tìm ra luật tất yếu của sự phát triển đối tượng.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, lịch sử là sự phát triển, diễn biến có thật của các hiện tượng và sự thật của các hiện tượng và sự vật khách quan, lịch sử là sự thật khách quan ngoài ý muốn chủ quan của  con người; còn lôgíc là sự phản ánh trong tư duy con người quá trình diễn biến lịch sử của hiện thực khách quan, là trật tự của quá trình phát triển.
Quan điểm lịch sử - lôgíc trong nghiên cứu khoa học giáo dục chính là việc thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu sự nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để phát hiện cho được quy luật tất yếu của quá trình sư phạm.
Nguyên tắc lịch sử trong NCKH giáo dục thực hiện nhiều chức năng:
- Dùng các sự kiện lịch sử để minh hoạ, làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lí sư phạm.
- Dùng các tài liệu lịch sử, theo một chuẩn, để đánh giá những kết luận sư phạm, đánh giá chân lí khoa học.
- Dựa vào các kết luận lịch sử,với các quy luật tất yếu các loogic khách quan mà xây dựng giả thuyết khoa học giáo dục và chứng minh giả thuyết đó.
- Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo dục, tìm ra những khả năng mới, dự đoán các khuynh hướng phát triển của các hiện tượng giáo dục.
- Dựa vào lịch sử để thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới, thiết kế triển vọng phát triển của các quá trình giáo dục.
- Sưu tập, xử lí thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, để ngăn ngừa và tránh những sai lầm khuyết điểm có thể có trong tương lai.
 Như vậy, đảm bảo sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính loogic trong NCKH là tôn trọng lịch sử khách quan, là hiểu thấu được những điều kiện có thật của mọi sự phát sinh, phát triển, diễn biến của các hiện tượng giáo dục, để tìm ra các quy luật phát triển chung nhất của sự thật lịch sử ấy, giúp người nghiên cứu tránh được những sai sót…
5.  Quan điểm hoạt động trong dạy học
 Để xem xét việc tổ chức cho sinh viên học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo. Trong dạy học, cơ sở định hướng hành động có tầm quan trọng đặc biệt đối với chất lượng của hành động. Bởi vậy người dạy có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ cho sự hình thành cơ sở định hướng khái quát những hành động của người học.
Hoạt động dạy thực hiện cơ chế di sản xã hội. Gắn liền với hoạt động dạy có hoạt động học. Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình, thông thường các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể (đối tượng của hoạt động) trong khi đó hoạt động học lại làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động này, thay đổi và phát triển .
6. Quan điểm khách quan trong NCKH giáo dục
Thế giới khách quan tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người do đó cần đảm bảo quan điểm khách quan khi tiến hành NCKH giáo dục.
Quan điểm khách quan khi tiến hành NCKH giáo dục đòi hỏi phải công nhận sự tồn tại khách quan của đối tượng nghiên cứu, xem nhận thức khoa học như quá trình phản ánh khách thể bởi chủ thể nghiên cứu.
Xuất phát từ quan điểm trên, trong khoa học giáo dục, người ta công nhận hiện thực giáo dục tồn tại một cách khách quan ngoài ý thức con người, chúng là đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục.
Quan điểm khách quan đòi hỏi chủ thể nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu của hiện thực giáo dục.


         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét