expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Kỹ năng vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học

Để có kỹ năng vận dụng và phối hợp các phương pháp dạy học thì trước hết yêu cầu ở giáo viên cần phải hiểu rõ phương pháp dạy học là gì?
Các phương pháp dạy học rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp dạy học có ưu nhược điểm nhất định, phù hợp cho từng nội dung dạy học nhất định và chúng có thể được phối kết hợp với nhau để tăng hiệu quả dạy học, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Bất kỳ một phương pháp dạy học cũng cần phải thể hiện, bản chất, đặc trưng, cấu trúc. Sự ra đời của mỗi phương pháp dạy học phụ thuộc vào mục đích giáo dục của mỗi thời đại, vào trình độ, phương thức của mỗi nền sản xuất.
1. Khái niệm, bản chất của phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.
Phương pháp dạy-học là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng về bản chất có thể hiểu: Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác giữa giáo viên với của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.
Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối. 
Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người giáo viên và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học trong môi trường dạy học phù hợp.
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học
Học sinh là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng với sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không tạo cho học sinh mục đích học tương ứng với mục đích dạy của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn.
3. Cấu trúc của phương pháp dạy học
Trước tiên là mục tiêu của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục tiêu của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học.
Muốn có kỹ năng vận dụng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học, giáo viên cần có những kiến thức, hiểu biết nhất định để phân định được về mức độ, mối quan hệ của quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, thủ thuật dạy học và kỹ thuật dạy học.
Ở đây sẽ cung cấp cho các bạn các bài viết liên quan và nguồn tài liệu để các bạn giáo viên và sinh viên sư phạm tham khảo, mở rộng thêm kiến thức và hiểu biết của mình về khoa học giáo dục. Trên có sở đó sẽ từng bước vận dụng vào thực tiễn dạy học để trải nghiệm và đúc kết những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, nâng cao năng lực dạy học của các bạn.
Nguyễn Cẩm Thanh

CÁC QUAN ĐIỂM DẠY HỌC
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét