expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Phương pháp giả thuyết

Nghiên cứu khoa học giáo dục còn được thực hiện bằng cách xây dựng và chứng minh các giả thuyết
Giả thuyết có chức năng tiên đoán bản chất sự kiện và dẫn nhà khoa học hướng tới khám phá đối tượng
Trong giả thuyết, lập luận có tính giả định, suy diễn. Từ giả thuyết sinh ra các hệ quả giúp ta tìm thấy cái thích hợp cho lí thuyết và thực tế. Những hệ quả rút ra từ giả thuyết có thể mâu thuẫn với nhau. Nếu hệ quả mang tính tích cực và được kiểm chứng bằng thực nghiệm thì giả thuyết là chân thực.
Theo tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên quan niệm về giả thuyết như sau:
Giả thuyết xuất hiện do nhu cầu thực tiễn xã hội, phản ánh sự trừu tượng hoá khoa học, hệ thống hoá những kiến thức mang tính lý thuyết, chứa đựng những phán đoán, những khái niệm, suy luận  với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh. Như vậy, xét trong cấu trúc logic của nghiên cứu, thì giả thuyết nằm ở vị trí luận đề. Giả thuyết khoa học luôn vượt ra khỏi phạm vi khảo sát sự kiện, không chỉ giải thích chúng mà còn làm chức năng dự báo.
Giả thuyết thể hiện một hệ thống tri thức khoa học tạo ra từ những ý kiến khác nhau được kết hợp lại thành giả định vốn là kết quả của sự nghiên cứu, đối chiếu (so sánh), khái quát, phân tích nhờ hàng loạt sự kiện và quy luật.
CẤU TRÚC CỦA GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Cấu trúc giả thuyết: cấu trúc giả thuyết đơn giản tóm lược ngắn các hiện tượng khảo sát, mô tả những dạng liên hệ chung, hoặc nêu ra kết quả có thể từ những sự kiện và điều kiện xác lập. Cấu trúc giả thuyết phức tạp thì mang đồng thời sự mô tả các hiện tượng khảo sát và giải thích quan hệ nhân quả.
- Giả thuyết có thể có ba thành phần : Khẳng định - Giả định - Cơ sở khoa học
- Giả thuyết có thể xây dựng theo điều kiện ràng buộc, khi chưa có cơ sở rõ rệt
 TIÊU CHÍ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
 * Giả thuyết khoa học không được có lôgic trái ngược nhau, có nghĩa là:
- Giả thuyết khoa học có một hệ thống ý kiến giữa chúng không phủ định nhau về logic hay hình thức.
- Giả thuyết khoa học không đối lập với những sự kiện đã có và sự giải thích chúng.
- Giả thuyết khoa học phải phù hợp với những quy luật khoa học đã xác lập hay sẽ xác lập.
*  Giả thuyết khoa học phải chứa đựng dự đoán và mở ra cái mới trong khoa học, có sự liên hệ kiến thức khoa học cũ và mới, có thể kiểm chứng được trong thực tế.
 Trước đây, các nhà khoa học quan niệm chỉ có giả thuyết trong các khoa học thực nghiệm và được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Ngày nay, người ta cũng đã công nhận giả thuyết có thể kiểm chứng bằng lý thuyết.
 CÁC LOẠI GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 
Việc phân loại giải thuyết khoa học sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận mà sẽ có các cách phân loại sau:
1) Theo loại hình nghiên cứu: cơ bản, ứng dụng, triển khai… mà người ta phân loại giả thuyết tương ứng: Nghiên cứu cơ bản - giả thuyết quy luật. Nghiên cứu ứng dụng - giả thuyết giải pháp. Nghiên cứu triển khai - giả thuyết hình mẫu. 
2) Theo cách trình bày lập luận: giả thuyết mô tả, giả thuyết giải thích, giả thuyết dự báo. 
3) Theo phán đoán logic (không phân biệt nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, triển khai): giả thuyết khẳng định (là); giả thuyết phủ định (không là); giả thuyết lưỡng lự (có lẽ là); giả thuyết điều kiện (Nếu, thì); giả thuyết lựa chọn (không là mà là) 


 ----------------------------------------------------------------------


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét