expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Phương pháp điều tra

Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.


Các loi điu tra trong giáo dc
- Điều tra cơ bản: điều tra trình độ học vấn của dân cư, điều tra nhu cầu phát triển giáo dục, điều tra chỉ số thông minh của người học,...
Điều tra bằng trắc nghiệm (test): test giáo dục là loại trắc nghiệm khách quan dùng để khảo sát thành tích học tập của học sinh, sinh viên. Ngày nay, Test được sử dụng như một phương tiện kiểm tra tối ưu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và như là một phương pháp nghiên cứu khoa học.
Có thể sử dụng nhiều loại test trong giáo dục tùy theo cách đặt câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Mỗi loại test đều có ưu, nhược điểm riêng. Dùng test phải đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, cần có những chuẩn hóa hình thức đơn giản, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và tình huống cụ thể mà lựa chọn, sử dụng và phối hợp tối ưu các test để đạt được hiệu quả của hoạt động.
- Trưng cầu ý kiến: là phương pháp thu thập thông tin bằng ngôn ngữ dựa trên tác động về mặt tâm lí xã hội trực tiếp (phỏng vấn) hoặc gián tiếp (ankét) giữa nhà khoa học và người được hỏi ý kiến.
* Ankét là câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin dưới dạng viết; là bản in những câu hỏi và cả những câu trả lời được sắp xếp theo những trật tự và những quy tắc nhất định. Bao gồm: 
+ Ankét đóng là loại ankét mà người trả lời chọn một trong các phương án có sẵn để đánh dấu.
+ Ankét mở là loại ankét mà người trả lời có thể bổ sung những phương án mới, ý kiến mới.
* Ưu, nhược điểm của ankét:
+ là hình thức trưng cầu ý kiến nhanh nhất giúp ta thu thập được những ý kiến cần thiết của số đông và tiết kiệm được chi phí.

+ Câu trả lời mang tính chủ quan do sợ động chạm đến uy tín, để soạn được một bảng hỏi chuẩn đòi hỏi nhà khoa học phải có những kỹ năng nhất định khi thiết kế bảng hỏi (câu hỏi khó hiểu, đa nghĩa, khó xử lí thông tin, không phù hợp trình độ người được hỏi...)

----------------------------------------------------------

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét