Khi tiến hành vào nghiên cứu một đề tài, việc ban đầu rất quan trọng đó là tìm và nghiên cứu các tài liệu liên quan, không thể không phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc, bản chất, đặc điểm, đặc trưng, yêu cầu,.. Tiếp đó cần tổng hợp lại để tìm ra điểm chung, điểm riêng, khác biệt, có thể so sánh rút ra kết luận, ưu, nhược, rồi khái quát lên thành lý luận.
- Phương pháp phân tích lý thuyết dùng để phân tích các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ đề thành từng bộ phận, từng thành phần để hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của mỗi tác giả. Từ đó lựa chọn những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Khi phân tích cần tập trung vào các nội dung cốt lõi là:
+ Nguồn tài liệu với mức độ tin cậy (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích tác giả (quan điểm, tư tưởng cá nhân của tác giả đối với vấn đề nghiên cứu).
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).- Phương pháp tổng hợp lý thuyết dùng để liên kết các thông tin lý thuyết đã thu thập được, tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, toàn diện về chủ đề nghiên cứu.
Tổng hợp lý thuyết cần chú ý tới các nội dung cơ bản sau:
+ Đánh giá mức độ thông tin và ý nghĩa của tài liệu giúp cho việc quyết định lựa chọn tài liệu cần và đủ để xây dựng luận cứ.+ Sắp xếp tài liệu theo tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác; sắp xếp lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái+ Giải thích quy luật và làm tái hiện quy luật.
Phân tích và tổng hợp thống nhất biện chứng với nhau, phân tích hướng vào tổng hợp, tổng hợp dựa vào phân tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét