expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Công bố khoa học

Dạy học thực hành kĩ thuật theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ

Những kết luận mới của luận án
1. Dạy học thực hành kỹ thuật (THKT) theo tiếp cận tương tác là đứng trên góc độ "tương tác", để thiết kế và thực hiện quá trình dạy-học, nhằm bảo đảm quy luật về sự thống nhất giữa hoạt động dạy của giảng viên với hoạt động học của sinh viên trong môi trường dạy học thuận lợi. Sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa ba thành tố cơ bản (sinh viên, giảng viên và môi trường dạy học) luôn được định hướng tới mục tiêu dạy học. Thông qua sự tương tác đa chiều ấy, sinh viên tự kiến tạo cho mình hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách có ý nghĩa, làm cơ sở cho định hướng hành động.
2. Kết quả khảo sát, phân tích thực trạng khẳng định việc dạy học THKT theo tiếp cận tương tác trong đào tạo giáo viên Công nghệ là khả thi.
3. Tùy theo mục đích, nhiệm vụ học tập, quy trình dạy học THKT theo tiếp cận tương tác có thể gồm hai dạng: (1) Thực hành rèn luyện kỹ năng cơ bản với hai dạng tương tác cơ bản là tương tác giữa hành động “làm mẫu” của giảng viên với hành động “quan sát” của sinh viên và tương tác giữa hành động “huấn luyện” của giảng viên với  hành động “luyện tập” của sinh viên; hoặc (2) Thực hành tổng hợp, đòi hỏi mức độ tự lực của sinh viên cao hơn, với yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết, tự xây dựng kế hoạch, quy trình thực hành và tự lực thực hiện các hoạt động thực hành, trong đó diễn ra các tương tác đa dạng. Chính các hành động thực hiện sự tương tác này quy định phương pháp dạy của giảng viên và phương pháp học của sinh viên.
4. Để triển khai dạy học THKT theo tiếp cận tương tác có thể sử dụng các biện pháp: (1) Thiết kế bài dạy với việc phân tích chương trình để xác định chuẩn đầu ra; thiết kế nội dung, môi trường dạy học, các hoạt động dạy và học; (2) Triển khai bài dạy với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích sự tương tác, đảm bảo cho sự tương tác tích cực, đa chiều; (3) Đánh giá kết quả học tập dựa trên mức độ tương tác của sinh viên với môi trường dạy học và hiệu quả của chúng, thông qua các tiêu chí đánh giá quá trình học tập thực hành của sinh viên và đánh giá kết quả/sản phẩm thực hành.

5. Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá những đề xuất của đề tài luận án là khả thi và hiệu quả, bước đầu chứng tỏ tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét