expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu có mục đích, có kế hoạch, bằng cách tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng cho ta những số liệu, sự kiện cụ thể, đặc trưng về thực tiễn giáo dục để có thể khái quát, rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn.
          Điều kiện để quan sát
- Quan sát có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên thông thường
- Quan sát được thực hiện trong các tình huống khác thường thông qua các hoạt động được tổ chức có định hướng qua đó mà bộc lộ bản chất của đối tượng.
Chức năng của quan sát
- Thu thập thông tin thực tiễn
- Kiểm chứng các lí thuyết, các giả thuyết đã có
- So sánh các kết quả trong nghiên cứu thực nghiệm. Đối chiếu lí thuyết với thực tế.
Đặc điểm quan sát
- Đối tượng quan sát là hoạt động sư phạm phức tạp của một cá nhân hay tập thể (có những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ phát triển)
- Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên (có tính chủ quan:trình độ, kinh nghiệm,thế giới quan, cảm xúc…)
- Tài liệu quan sát phụ thuộc vào lựa chọn của nhà nghiên cứu. Do đó cần lựa chọn theo các chuẩn nhất định, được xử lí bằng toán học hay theo một lí thuyết nhất định



Những yêu cầu khi quan sát
Để thu thập được thông tin theo mục đích nghiên cứu cần phải lập kế hoạch và chương trình quan sát. Bao gồm các công việc cơ bản sau:
- Xác định đối tượng quan sát, mục đích và nhiệm vụ cụ thể phải đạt được
- lập kế hoạch quan sát
- Chuẩn bị tốt các tài liệu và phương tiện quan sát (phiếu, biên bản, thiết bị kĩ thuật...)
- Tiến hành quan sát, thu thập tài liệu theo kế hoạch
- Ghi chép kết quả quan sát
- Kiểm tra lại kết quả quan sát

-------------------------------------------------------------------

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét