Phương pháp thực nghiệm khoa học trong nghiên cứu khoa học giáo dục còn gọi là phương pháp thực nghiệm sư phạm. Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông
tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối
tượng giáo dục do nhà khoa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển
và đã được kiểm tra.
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp đặc biệt cho phép tác
động lên đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào quá trình
diễn biến tự nhiên để hướng quá trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn của nhà
nghiên cứu.
1. Đặc điểm
- Thực nghiệm
khoa học được tiến hành xuất phát từ một giả thuyết hay một phỏng đoán về một
hiện tượng giáo dục, để kiểm tra, chứng minh tính chân thực của giả thuyết. Thực
nghiệm thành công sẽ góp phần tạo nên một lí thuyết mới.
- Kế hoạch thực
nghiệm đòi hỏi phải miêu tả hệ thống các biến số quy định diễn biến của hiện tượng
giáo dục theo một chương trình. Đây là những biến số độc lập có thể điều khiển
và kiểm ra được.
- Theo mục đích
kiểm tra giả thuyết, thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng. Hai nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên và có trình độ tương đương, thực hiện trong cùng điều kiện môi trường cơ sở vật chất, nội dung dạy, thời gian dạy.
+ Nhóm đối chứng:
Không thay đổi bất cứ điều gì
+ Nhóm thực
nghiệm: được tổ chức thực nghiệm bằng tác động của những biến số độc lập để xem
xét sự diễn biến của hiện tượng có theo giả thuyết không.
2. Tổ chức thực nghiệm
- Nhà khoa học
phát hiện mâu thuẫn, đề xuất giả thuyết khoa học
- Trên cơ sở
giả thuyết, phân tích các biến số độc lập và chọn nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
- Tiến hành thực
nghiệm đối với nhóm thực nghiệm và quan sát diễn biến kết quả của 2 nhóm.
- Xử lí tài liệu
thực nghiệm, khẳng định giả thuyết, rút ra bài học và đề xuất ứng dụng vào thực
tế.
Để xử lý số liệu khoa học có nhiều cách thực hiện như dùng phương pháp toán xác suất thống kê, phần mềm Excel hoặc phần mềm SPSS,...
Kết quả thực nghiệm được xử lý để phân tích và đánh giá định lượng nhằm
xác định tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả của đề xuất khoa học. Trên cơ sở đó kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.
-------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét