expr:class='"loading" + data:blog.mobileClass'>

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Quan điểm dạy học tương tác

1. Tổng quan về dạy học tương tác
1.1. Nghiên cứu về dạyhọc tương tác trên thế giới
... Tương tác không chỉ là phương thức mà còn là mục tiêu dạy học. Người học cần được hình thành năng lực tương tác thông qua việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, thông tin, tri thức và công nghệ cũng như năng lực tương tác xã hội.
1.2. Nghiên cứu về dạy học tương tác tại Việt Nam
Các nhà sư phạm Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp trong lĩnh vực phương pháp dạy học (PPDH). Việc thay đổi quan điểm dạy học từ thụ động sang chủ động của người học, từ việc nhìn nhận quá trình dạy học với người dạy là trung tâm sang phía người học là trung tâm... 


Dạy học theo tiếp cận tương tác (TCTT) được đề cập dưới nhiều cách tiếp cận và mức độ khác nhau, có thể ở bình diện mô hình lý thuyết, hoặc chỉ nằm trong những nghiên cứu liên quan hay những mô hình dạy học cụ thể. Điểm chung cơ bản trong những nghiên cứu này là đều nhấn mạnh tính tích cực và tự lực của người học trong mối tương tác đa dạng với các thành phần của môi trường dạy học. Trong dạy học quan tâm việc tác động vào hệ thần kinh của người học và mối quan hệ tương tác người dạy - người học - môi trường dạy học (MTDH). Dạy học theo TCTT là sự kết hợp của việc dạy và học tương tác được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ. Do vậy, yếu tố MTDH được quan tâm nhiều hơn, đó là MTDH có tổ chức, môi trường đa phương tiện là một xu hướng của dạy học theo TCTT.
2. Khái niệm, bản chất
2.1. Tương tác, dạy học tương tác

Tương tác nếu là danh từ theo nghĩa tiếng Anh "interaction" được ghép từ "inter" nghĩa tiếng Việt "liên kết, kết hợp" và "action" nghĩa tiếng Việt "hoạt động, hành động", tương tự như vậy tương tác nếu là tính từ theo nghĩa tiếng Anh "interactive" được ghép từ "inter" và "active". Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, tương tác được giải nghĩa với hai trường hợp sau [35, tr.1044]...
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục, môi trường được sử dụng với nhiều cách gọi, như: môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, môi trường học tập, môi trường lớp học... thể hiện mức độ, phạm vi, ý nghĩa khác nhau. Tựu chung lại các cách gọi có chung bản chất là phản ánh điều kiện tự nhiên, xã hội, vật chất giúp cho người học tồn tại, phát triển nhận thức theo hướng tích cực về các mặt thái độ, kỹ năng, tri thức. Ở đây, tác giả sử dụng khái niệm là môi trường dạy học...
Dạy học tương tác ngoài những nét cơ bản của dạy học nói chung, thì còn có các đặc trưng cơ bản như...
4. Mô hình cấu trúc của dạy học tương tác
Sự tương tác có cấu trúc cơ bản gồm: tác động, phản ứng của các chủ thể tham gia tương tác. Sự tương tác là tích cực khi cách thức tác động và phản ứng này tạo nên sự chủ động, tự giác, tích cực của các chủ thể tham gia.




Sơ đồ 1.7: Cấu trúc tương tác trong dạy học 

Theo (sơ đồ 1.7), MTDH theo nghĩa hẹp bao gồm các yếu tố nội dung, phương tiện, tài liệu, nhiệm vụ dạy học... MTDH nghĩa rộng bao gồm môi trường dạy học theo nghĩa hẹp và cả các yếu tố người dạy và người học. 
Môi trường dạy học không chỉ là phòng học, phương tiện, tài liệu mà còn bao gồm cả phương pháp dạy và học, các hình thức hợp tác, bầu không khí xã hội trong lớp học. Kết quả thực hành được người học tự kiểm tra và kiểm tra chéo giữa người học với nhau, như vậy kết quả sẽ phản hồi ngược cho người học biết mức độ đạt, chưa đạt, đồng thời kết quả cũng là sản phẩm thực hành được tác động biến đổi từ MTDH. Kết quả còn được phản hồi đến người dạy giúp người dạy có những quyết định điều chỉnh việc tổ chức dạy học với những biện pháp phù hợp hơn.
Trong dạy học THKT, cấu trúc tương tác trong dạy học là các tương tác đa dạng giữa các thành phần thuộc MTDH. Các mối tương tác cơ bản gồm:
- Tương tác giữa người dạy ⇆ người học
- Tương tác giữa người học ⇆ người học 
- Tương tác giữa người học ⇆ bản thân người học 
- Tương tác giữa người dạy ⇆ môi trường dạy học 
- Tương tác giữa người học ⇆ môi trường dạy học 
Ngoài ra còn có mối tương tác giữa môi trường bên ngoài với môi trường dạy học cũng như các thành phần của nó. Các yếu tố của môi trường dạy học như phương tiện, tài liệu, nội dung, nhiệm vụ dạy học, không gian, thời gian... cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau. 
Trong DHTH nói chung, các hoạt động tương tác chủ động giữa người học ⇆ thiết bị thực hành (MTDH) và tương tác giữa người học ⇆ người học (bạn học) là trọng tâm của các hoạt động tương tác. Người dạy có vai trò người tổ chức thiết kế MTDH, người học thể hiện vai trò trực tiếp thi công và cùng góp phần với người dạy tích cực tham gia vào việc thiết kế hoạt động học tập thực hành. MTDH đóng vai trò quan trọng trong dạy học thực hành vì nó tạo nhu cầu khách quan, cung cấp điều kiện, gây ảnh hưởng cho người học, người dạy. Vậy, cấu trúc dạy học tương tác chú trọng quan tâm vào bộ ba yếu tố cơ bản, chủ đạo của hoạt động dạy học là người học, người dạy, môi trường dạy học có tương tác và hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục đích dạy học. 
Công cụ để thực hiện tương tác có thể là ngôn ngữ chuyên môn kỹ thuật, thái độ, cử chỉ, cách ứng xử, ký hiệu, chữ viết,... Nội dung tương tác là các vấn đề thuộc nhiệm vụ học tập. Mục đích tương tác rõ ràng, được tổ chức và phân công trách nhiệm, đặc biệt diễn ra đa chiều, mỗi thành viên tham gia tích cực...
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Trích Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục - kỹ thuật, Nguyễn Cẩm Thanh (2015), Dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác.


Một số bài viết khác có thể bạn quan tâm
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6. Quan điểm dạy học theo lý thuyết kiến tạo

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét